Giáo trình thực hành ký sinh trùng 2024. Hồ Viết Hiếu - Hồ Viết Hiếu GIÁ O TRÌ NH THỰC HÀ NH KÝ - Studocu

Admin

Preview text

Hồ Viết Hiếu

GIÁ O TRÌ NH THỰC HÀ NH

KÝ SINH TRÙNG

Mã môn học: MIB 2 54

Đà Nẵng, 20 24

MỤ C LỤ C
  • BÀI 1. KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC VÀ CÁCH SỬ DỤ NG
      1. Lịch sử phát triển của Kính hiển vi
      1. Nguyên tắc hoạt động
        1. Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)
      1. Kính hiển vi điện tử truyền qua quét (Scanning TEM - STEM)
      1. Kính hiển vi đảo ngược.............................................................................................
      1. Ứng dụng trong nghiên cứu của các loại kính hiển vi
  • BÀI 2. KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN
      1. Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp......................................................................
        1. Chuẩn bị phương tiện
        1. Quy trình kỹ thuật
        1. Cách đánh giá kết quả
      1. Kỹ thuật Willis
        1. Đánh giá
      1. Xét nghiệm phân bằng phương pháp Kato
        1. Kỹ thuật tiến hành
        1. Đánh giá
      1. Kỹ thuật giấy bóng kính tìm trứng giun Kim (Kỹ thuật Graham)
  • BÀI 3. HÌNH THỂ TRỨNG MỘT SỐ LOÀI GIUN SÁN
      1. Đặc điểm nhận dạng trứng giun sán
      1. Phương pháp quan sát
      1. Hình thể các loại trứng giun sán
        1. Trứng giun đũa (Ascaris lumbricoides)..........................................................
        1. Trứng giun tóc (Trichuris trichiura)
        1. Trứng giun móc (Ancylostoma duodenale)
          1. Trứng giun kim (Enterobius vermicularis)
        1. Trứng sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis)
        1. Trứng sán lá gan lớn (Fasciola hepatica)
        1. Trứng sán lá phổi (Paragonimus Spp)
        1. Trứng sán dây bò (Taenia saginata), sán dây lợn (Taenia solium)
  • BÀI 7. KỸ THUẬT KÉO MÁU VÀ NHUỘM GIEMSA
      1. Kỹ thuật lấy máu, kéo lam
      1. Kỹ thuật nhuộm Giemsa
  • BÀI 8. HÌNH THỂ KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT
      1. Hình thể Ký sinh trùng số t rét Plasmodium falciparum
      1. Thể tư dưỡng T (Trophozoite)
      1. Thể phân chia S (Schizonte)
      1. Thể giao bào G (Gametocyte)
      1. Hình thể Plasmodium vivax
      1. Thể tư dưỡng T
  • BÀI 9. HÌNH THỂ ĐỘNG VẬT CHÂN ĐỐT..........................................................
      1. Đại cương về lớp côn trùng (Insecta)
        1. Hình thể ngoài của lớp côn trùng
        1. Phân loại:
      1. Phân biệt một số loà i muỗi truyền bệnh...............................................................
        1. Muỗi truyền bệnh số t rét.
        1. Muỗi truyền bệnh số t xuất huyết, virus Zika
      1. Kỹ thuật mổ muỗi
        1. Mục đích
        1. Các bước tiến hành

BÀI 1. KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC VÀ CÁCH SỬ DỤ NG

Mục tiêu: Sử dụng kính hiển vi một cách thành thạo, hiểu biết nguyên tắc, ứng dụng của Kính hiển vi.

1. Lịch sử phát triển của Kính hiển vi

Từ kính hiển vi (KHV) có tên Microscop trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “người nhìn thấy những vật nhỏ” (tên tiếng Anh là Microscopy và tiếng Pháp là Microscopie). Thiết bị này dùng để nhìn những vật rất bé mà mắt thường không nhìn thấy được. Những chiếc KHV đơn giản đã có từ thời xa xưa nhưng ở đây chúng ta muốn đề cập đến những chiếc KHV phức tạp. Vậy những chiếc KHV phức tạp là gì? Nhờ hai thấu kính, vật quan sát được nhân ảnh lên gấp hai lần, một trong hai thấu kính đó được gọi tên là vật kính, nó phóng đại hình ảnh lên lần thứ nhất, thấu kính thứ hai được gọi là thị kính phóng đại hình ảnh lên lần thứ hai. Thực ra, trước đây KHV có vài thấu kính vừa được sử dụng như thị kính, vừa để dùng như vật kính nhưng điều quan trọng là tất cả các loại KHV này hoạt động dựa trên nguyên tắc phóng đại kép. Ngày nay, con người trong mọi lĩnh vực khoa học và công nghiệp đều không thể làm việc được nếu thiếu KHV. Những KHV đầu tiên quan sát vật thể nhỏ bé bằng ánh sáng, sử dụng các thấu kính quang học hay gương quang học để tăng độ phóng đại của hệ quang học, chúng được gọi là KHV quang học. Hiện có nhiều phương pháp khác không sử dụng ánh sáng để quan sát các vật thể nhỏ bé và các KHV thuộc những loại này có tên gọi đặc trưng cho từng phương pháp quan sát.

2. Nguyên tắc hoạt động

Kính hiển vi quang học là thiết bị không thể thiếu đố i với phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh học, cho phép quan sát trong giới hạn của nó các vật thể rất nhỏ là công cụ đắc lực để ghi nhận các kết quả thí nghiệm cũng như quan sát mô tả. Vật quan sát AB (mẫu vật) được đạt phía ngoài tiêu đi ểm (f) của vật kính. Vật kính tạo nên một ảnh thật ngược chiều AB nằm phía ngoài của tiêu điểm trong thị kính (F). Ảnh thật AB qua thị kính lại được phóng đại lên lần thứ hai tạo nên ảnh có cùng chiều AB (có nghĩa

4. Kính hiển vi điện tử truyền qua quét (Scanning TEM - STEM)

quét là một loại kính hiển vi điện tử truyền qua nhưng khác với CTEM là chùm điện tử truyền qua mẫu là một chùm điện tử được hội tụ thành một chùm hẹp và được quét trên mẫu. Nhờ việc điều khiển khẩu độ và thấu kính hội tụ, chùm điện tử có thế hội tụ thành một chùm tia có kích thước rất hẹp (các STEM mạnh hiện nay có thể cho kích thước tới dưới 1 nm) do đó cho phép ghi ảnh với độ phân giải rất cao. Hơn nữa, vì chùm điện tử là hội tụ, nên góc tán xạ của điện tử sau khi truyền qua mẫu sẽ rất lớn và tạo ra nhiều phép phân tích mạnh, ví dụ như phép ghi ảnh trường tối với góc lệch vành khuyên lớn (High - annular dark-field imaging - HADF), khả năng phân tích phân bố các nguyên tố với độ phân giải cực cao nhờ phép phân tích phổ tổn hao năng lượng điện tử (EELS) thực hiện đồng thời với quá trình ghi ảnh. Hơn nữa, ảnh độ phân giải cao trực tiếp liên quan đến nguyên tử khối của các nguyên tố, do đó rất hữu ích cho việc phân tích sự phân bố của các nguyên tố hóa học. STEM lần đầu được xây dựng năm 1938 bởi Manfred von Ardenne của công ty Siemens (Berlin, Đức) chỉ sau một thời gian TEM xuất hiện, nhưng hầu như không thể phát triển do việc khó khăn trong việc hội tụ chùm điện tử có tính đơn sắc kém vào điểm nhỏ. Tuy nhiên, phải đến năm 1970 STEM mới thực sự phát triển nhờ việc tạo ra chùm điện tử có độ đơn sắc cao nhờ súng phát xạ trường (FEG). Cho đến hiện nay, STEM là công cụ mạnh để ghi ảnh với độ phân giải tới cấp nguyên tử. Trong những nghiên cứu phát triển STEM hiện nay, mục tiêu loại trừ quang sai (do tính không hoàn toàn đơn sắc của chùm điện tử) đang là vấn đề cấp bách để đạt được các STEM có độ phân giải cực lớn. Nhiều dự án xây dựng các STEM mạnh đang được phát triển dựa trên mục tiêu này và người ta đang xây dựng những STEM có khả năng phân giải cao, gọi là SuperSTEM.

5. Kính hiển vi đảo ngược.............................................................................................

Hình

  1. Nguyên tắc hoạt động KHV Điện tử

Kính hiển vi đảo ngược là công cụ không thể thiếu trong nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu vật liệu sống, công nghệ sinh học, di truyền học tế bào và những phương pháp kỹ thuật cổ điển trong nuôi cấy tế bào. Lọai kính này đang được nâng cấp thành những hệ thống chuyên dụng cho những ứng dụng thông thường và những phát triển nghiên cứu đặc biệt. Dòng sản phẩm kính hiển vi Wilovert của Hund được thiết kế riêng biệt cho xu hướng này. Với những phương pháp khác nhau về sự tương phản và bộ nối hùynh quang, những thiết bị này phù hợp cho nhiều ứng dụng nghiên cứu trong lãnh vực:

  • Chăn nuôi, sinh vật học tế bào;
  • Nghiên cứu bệnh học tế bào;
  • Nghiên cứu miễn dịch;
  • Nghiên cứu về hồ, nghiên cứu nấm;
  • Nghiên cứu vật ký sinh, trong đó có ký sinh trùng;
  • Nghiên cứu dược lý và các nghiên cứu liên quan trong phòng thí nghiệm Đặc điểm kính hiển vi đảo ngược Thân kính Wilovert dạng đúc khối hình chữ U giúp kính độ ổn định cao. Bộ đảo mini có thể dễ dàng lắp vào với các kính hiển vi trong lọat Wilovert; Dãi lựa chọn rộng cho các nguồn sáng: Đèn Halogen 6V / 20W và 6V / 30W, ngoài ra có thể chọn đèn 12V / 50W hoặc 12V / 100W. Đèn thủy ngân HBO 50W hoặc HBO 100W cho nguồn sáng hùynh quang; Vật kính: Đối với kính hiển vi đảo mẫu được nghiên cứu trong những lọ nuôi cấy mô với những chiều cao, độ dầy và vật liệu khác nhau, trái lại với những lam kính và lamen mẫu chuẩn được dùng cho kính hiển vi đứng, đòi hỏi phải có phần quang học đặc biệt; Tụ quang, có nhiều lựa chọn Hình 1. Kính hiển vi đảo ngược

con trưởngthành của một số loài giun, sán ký sinh gây bệnh trên người hoặc trên đ ộng vật và lây sang người (người chỉ là vật chủ tình cờ); + KHV là công cụ giúp theo dõi diễn tiến điều trị các ca bệnh trên lâm sàng bệnh viện. + Phát hiện, chẩn đoán đơn bào sốt rét, kỹ thuật sử dụng KHV cũng giúp cho đánh giá hiệu lực thuốc điều trị giu n sán, tình trạng và mức độ kháng thuốc giun sán ở người và gia súc, thông qua đánh giá các tỷ lệ sạch trứng, chỉ số giảm trứng. Trong nghiên cứu côn trùng truyền bệnh: + Sau khi thu thập hoặc làm tiêu bản muỗi, có thể sử dụng KHV để soi định loại muỗi, đánh giá tỷ lệ có mặt các loài muỗi tại vùng nghiên cứu; + Hoặc mổ muỗi phát hiện thoa trùng và các vấn đề liên quan khác. Yêu cầu bài học: - Sinh viên phải nắm được kỹ thuật sử dụng kính hiển vi. - Phân biệt được các loại kính hiển vi - Thao tác đúng kỹ thuật và biết cách làm một số loại tiêu bản tạm thời

BÀI 2. KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN

Mục tiêu  Mô tả được quy trình kỹ thuật xét nghiệm phân.  Thao tác kỹ thuật đúng quy trình và nhận định được đúng kết quả.  Hiểu được ưu nhược điểm của một số kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp, Willis, Kato và kỹ thuật giấy bóng.

1. Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp......................................................................

Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp thường dùng nước muối sinh lý và dung dịch lugol nhằm phát hiện trứng giun sán và đơn bào đường ruột có trong mẫu phân.

  1. Chuẩn bị phương tiện a. Dụng cụ:
  • Lọ đựng phân có ghi tên, tuổi bệnh nhân
  • Lam kính, lamen sạch
  • Bút chì kính
  • Que tre hoặc que nhựa b. Hoá chất:
  • Nước muối sinh lý
  • Dung dịch lugol:
  • Iod: 1g
  • Kali Iodid: 2g
  • Nước cất vừa đủ: 100mL Dung dịch lugol đựng trong lọ màu, thời gian sử dụng 1 tháng c. Bệnh phẩm: Đánh số thứ tự phù hợp với phiếu xét nghiệm
  1. Quy trình kỹ thuật
  2. Chuẩn bị đủ dụng cụ, hoá chất, bệnh phẩm.
  3. Đánh dấu tiêu bản ở đầu bên trái lam kính.
  4. Nhỏ một giọt nước muối sinh lý ở bên trái và một giọt lugol ở bên phải lam.
  5. Dùng que lấy một lượng phân tương đương với đầu que diêm trộn vào giọt nước muối sinh lý.

pipet nhỏ giọt. Bút chì kính. + Dung dịch nước muối bão hoà có tỷ trọng 1,150. 2. Quy trình kỹ thuật 1. Cho khoảng 5g phân vào lọ penicilline hoặc ố ng nghiệm. 2. Cho nước muố i bão hoà vào khoảng 1/4 lọ. 3. Dùng que xét nghiệm đánh tan phân. 4. Nhỏ tiếp dung dịch nước muố i bão hoà vào gần đầy lọ. 5. Vớt bỏ bã nổi trên mặt nước. 6. Dùng ố ng nhỏ giọt điều chỉnh cho nước đầy miệng lọ cho đến khi mặt nước hơi vồng lên. 7. Đậy lam kính lên miệng lọ, để yên trong 10 - 15 phút. 8. Lấy lam kính ra, đậy la men lên và đem soi dư ới KHV với vật kính 10X và 40X. Hình 2. Các bước thực hiện kỹ thuật Willis Chú ý: - Không nhỏ nước muối bão hoà quá nhiều hay quá ít.  Nếu nhiều quá thì khi đặt lam kính nước sẽ tràn rangoài. 8

 Nếu ít quá thì mặt nước không tiếp xúc với bề mặt lam kính, trứng sẽ không dính được vào lam kính.

  • Phải để đúng thời gian mới được lấy lam kính ra, nếu lấy sớm quá trứng chưa nổi lên; nếu để lâu quá trứng sẽ chìm xuống; kết quả là trứng không dính được vào lamkính.
  1. Đánh giá Kỹ thuật tập trung trứng Willis đơn giản, cho kết quả nhanh. Ưu điểm của kỹ thuật này là phát hiện được trứng trong những trường hợp nhiễm ít. Tuy nhiên kỹ thuật Willis chỉ áp dụng được trong chẩn đoán giun đũa, giun móc, giun tóc mà không có

3. Xét nghiệm phân bằng phương pháp Kato

Đây là k ỹ thuật soi tiêu bản phân dày với giấy Cellophan dùng thay cho lá kính. Phương pháp này đư ợc tổ chức y tế thế giới coi là phương pháp chu ẩn để phát hiện trứng giun sán trong phân, nhất là đ ố i với giun đũa, giun móc/mỏ, giun tóc. 3. 1. Dụng cụ

  • Phiến kính
  • Giấy Cellophan có thể ngấm nước và dày khoảng 40-50 μm, cắt theo kích thước 26x28 mm.
  • Dung dịch nhuộm màu giấy Cellophan gồm:
  • Dung dịch xanh Malachit 3%: 1 phần (có tác dụng làm dịu mắt người soi tiêu bản).
  • Glycerine nguyên chất: 100 phần (có tác dụng làm cho trứng giun sán nổi lên dễ phát hiện).
  • Nước cất: 100 phần
  • Nút cao su.
  • Kẹp nhỏ. Cho giấy Cellophan ngâm vào dung dịch nhuộm trên 24 h trước khi dùng, không nên nhúng sẵn trước thời gian sử dụng quá lâu.
  1. Kỹ thuật tiến hành
  • Lấy một lượng phân khoảng 50-60 mg (khoảng bằng hạt ngô) đặt lên phiến kính đã có ghi nhãn, tên, tuổi bệnh nhân.

Hình 2. Các bước thao tác thu thập trứng giun kim. Khảo sát tiêu bản dưới kính hiển vi:

  • Khảo sát tiêu bản bằng vật kính 10X; khi muốn khảo sát chi tiết, chuyển sang vật kính 40X.
  • Nên để ánh sáng vừa phải.
  • Khảo sát lần lượt 2 lamen theo hình zic zac (chữ chi) không bỏ sót vi trường nào (hình2). Hình 2. Khảo sát tiêu bản theo hình zic zac

BÀI 3. HÌNH THỂ TRỨNG MỘT SỐ LOÀI GIUN SÁN

Mục tiêu:  Mô tả đặc điểm hình dạng, phân biệt đúng các loại trứng giun sán đường tiêu hóa.  Biết và vận dụng tên khoa học trong việc định danh các loại trứng.  Phân biệt, nhận xét các yếu tố gây nhầm lẫn với trứng, ký sinh trùng ở trong phân. Chuẩn bị dụng cụ hóa chất thí nghiêm A, Dụng cụ:

  • Tiêu bản mẫu - Lam kính, lamen sạch
  • Bút chì kính
  • Que tre hoặc que nhựa B Hoá chất:
  • Nước muối sinh lý
  • Dung dịch lugol:
  • Iod: 1g
  • Kali Iodid: 2g
  • Nước cất vừa đủ: 100mL Dung dịch lugol đựng trong lọ màu, thời gian sử dụng 1 tháng c. Bệnh phẩm: Đánh số thứ tự phù hợp với phiếu x ét nghiệm

1. Đặc điểm nhận dạng trứng giun sán

  1. Đặc điểm hình thể Các trứng giun sán tuỳ từng loại mà có hình tròn hoặc bầu dục, cân đối hoặc lép một góc.
  2. Kích thước Đơn vị đo kích thước trứng giun sán là μm, đa số có kích thước dài từ 40 - 60 μm. Loại nhỏ nhất dài khoảng 25 - 30 μm, loại lớn nhất dài 15 0 μm.
  3. Cấu tạo Vỏ trứng giun sán có thể dày hoặc mỏng, nhẵn hay xù xì, có một lớp hoặc hai lớp. Có thể có nắp, có gai. Khi trứng giun sán mới bài xuất nhân thường chưa phát triển là một

3.1. Trứng giun đũa chưa thụ tinh

  • Hình bầu dục dài, 2 đầu vuông.
  • Kích thước lớn 40- 45 x 85- 95 μm.
  • Màu vàng nhạt hoặc không có màu.
  • Nhân có những hạt triết quang không đồng đều. 3.1. Trứng giun đũa đã bị thoái hoá ở ngoại cảnh
  • Hình thể bị biến dạng hoặc teo nhỏ. Hình 3. Trứng giun đũa chưa thụ tinh
  • Vỏ albumin bị rách, vỏ trong bị bong.
  • Nhân teo hoặc bị tan, trong nhân xuất hiện những không bào.
  1. Trứng giun tóc (Trichuris trichiura)
  • Hình bầu dục, giống như quả cau
  • Hai cực có 2 nút trong.
  • Kích thước 22- 24 x 50- 55 μm.
  • Màu vàng đậm.
  • Vỏ dày, có 2 lớp.
    • Nhân khi mới bài xuất là khối mịn. Hình 3. Trứng giun tóc
  1. Trứng giun móc (Ancylostoma duodenale)
  • Hình bầu dục.
  • Kích thước 35- 40 x 60- 70 μm.
  • Vỏ mỏng.
  • Màu xám trong.
  • Nhân đã phân chia 4- 8 nhân, sau 24- 48 giờ có hình ảnh ấu trùng.

Hình 3. Trứng giun móc 3. Trứng giun kim (Enterobius vermicularis)

  • Hình bầu dục, không cân đối, lép một góc.
  • Kích thước 30- 32 x 50- 60 μm.
  • Vỏ mỏng, có 2 lớp.
  • Màu trong suốt, bên trong là khối nhân hoặc ấu trùng. Hình 3. Trứng giun kim
  1. Trứng sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis)
  • Hình bầu dục giống hạt vừng, một cực có nắp, một cực có một gai nhỏ.
  • Kích thước 12- 17 x 25- 35 μm.
  • Màu vàng nhạt hoặc vàng nâu.
  • Vỏ mỏng, có 2 lớp.
  • Nhân đã phát triển thành phôi nằm trong trứng. Hieu HV