I. Khái niệm của cạnh tranh ( trong kinh tế ) - Là sự ganh đua, đấu tranh giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó mà thu được lợi ích tối đa => hiện tượng kinh tế thiết yếu - Quy luật cạnh tranh: quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa. Quy luật cạnh tranh yêu cầu, khi tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác, luôn phải chấp nhận cạnh tranh. - Kinh tế thị trường phát triển đồng nghĩa với sự cạnh tranh càng xảy ra thường xuyên và quyết liệt hơn
II. Khái niệm cạnh tranh nội bộ Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hoá, nhằm giành những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành thông qua các biện pháp: Cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao NSLĐ, chất lượng hàng hoá... làm giảm giá trị cá biệt của hàng hoá so với giá trị xã hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị thị trường của hàng hoá (giá trị xã hội của hàng hoá). Điều kiện sản xuất trung bình trong một ngành thay đổi do kỹ thuật sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên làm cho giá trị thị trường của
hàng hoá đó có xu hướng giảm xuống. Trên thị trường hàng hoá phải bán theo giá thị trường (giá trị xã hội) mặc dù giá trị cá biệt khác nhau. Điều này làm cho điều kiện sản xuất trung bình của một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hoá giảm xuống, chủng loại hành hoá đa dạng với chất lượng ngày càng cao.
Theo C. Mác, “Một mặt phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hóa được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó. Mặt khác, lại phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng số những sản phẩm của khu vực này”
III. Ý nghĩa thực tiễn 1. Tác động tích cực
- Cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường.
- Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt và phân bổ các nguồn lực kinh tế của xã hội một cách tối ưu.
- Cạnh tranh kích thích tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh.
- Cạnh tranh góp phần tạo cơ sở cho sự phân phối thu nhập lần đầu
- Cạnh tranh tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và xã hội. 2. Tác động tiêu cực Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những ảnh h ởng tiêuƣ cực đến đời sống kinh tế, xã hội, nhất là xét về mặt xã hội. Những mặt tiêu cực của cạnh tranh gắn với cạnh tranh không lành mạnh, không có sự điều tiết kinh tế của nhà nước. Những ảnh hưởng tiêu cực đó là:
- Cạnh tranh cũng gây ra sự ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái. Trong nền kinh tế thị trường, vì mục tiêu lợi nhuận, nên các chủ thể kinh tế phải giảm chi phí sản xuất đến mức tối thiểu, do đó các chất thải do quá trình sản xuất sinh ra không đ ợcƣ các doanh nghiệp xử lý, gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng và xã hội. Hơn nữa, cũng vì mục tiêu lợi nhuận, nên các doanh nghiệp tìm mọi thủ đoạn để tập trung khai thác bừa bãi, khai thác kiệt quệ tài nguyên, gây mất cân bằng sinh thái, làm giảm hiệu quả của nền kinh tế.
- Trong cạnh tranh không lành mạnh, các chủ thể kinh tế thường dẫn đến những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, vi phạm pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh không lành mạnh nhờ các chủ thể kinh tế dùng những thủ đoạn làm ph ơngƣ hại đối thủ cạnh tranh, đến ng ời tiêu dùng và xã hội để thu lợi nhuận cao nhất vềƣ mình. Đó là họ th ờng sử dụng các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, vi phạm ƣ pháp luật, làm hàng giả, hàng nhái, trốn lậu thuế, tung tin giả, ... tất cả những hành vi đó sẽ gây thiệt hại lợi ích cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, làm thiệt hại lợi ích cho người tiêu dùng và xã hội.