Phân tích chức năng cơ bản của Kinh tế chính trị Mác - Phân tích chức năng cơ bản của Kinh tế chính - Studocu

Admin

Preview text

  1. Phân tích chức năng cơ bản của Kinh tế chính trị Mác - Lênin? Cho ví dụ minh họa. Khái niệm: Kinh tế chính trị là 1 môn KH kinh tế có mục đích nghiên cứu là tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng và quá trình hoạt động KT của con người tương ứng với những trình độ phát triển nhất định của XH
  • Chức năng nhận thức:
  • Cung cấp hệ thống tri thức lý luận về sự vận động của các quan hệ giữa người với người trong sx và trao đổi; sự liên hệ tác động biện chứng giữa các quan hệ giữa người với người trong sx và trao đổi với lực lượng sx và kiến trúc thượng tầng tương ứng.
  • Cung cấp những phạm trù KT cơ bản, bản chất, phát hiện và nhận diện các quy luật KT của nền KT thị trường làm cơ sở lý luận cho việc nhận thức các hiện tượng KT mang tính biểu hiện trên bề mặt XH.
  • Chức năng tư tưởng:
  • Tạo lập nền tảng tư tưởng cộng sản cho những người lao động tiến bộ và yêu chuộng tự do, hòa bình, củng cố niềm tin phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH dân chủ, công bằng, văn minh.
  • Xây dựng thế giới quan KH giúp chúng ta xây dựng 1 chế độ XH tốt đẹp, giải phóng con người, xóa bỏ áp bức, bất công.
  • Chức năng thực tiễn:
  • Phát hiện ra những quy luật và tính quy luật chi phối sự vận động của các quan hệ giữa con người với con người trong sx và trao đổi.
  • Với sinh viên: là cơ sở KH lý luận để nhận diện và định vị vai trò, trách nhiệm sáng tạo cả của mình → xây dựng tư duy và tầm nhìn, kỹ năng thực hiện các hoạt động KT-XH trên mọi lĩnh vực của đời sống XH
  • Chức năng phương pháp luận: Để hiểu được 1 cách sâu sắc, bản chất, thấy được sự gắn kết 1 cách biện chứng giữa KT và CT và căn nguyên của sự dịch chuyển trình độ văn minh của XH cần am hiểu nền tảng lý luận từ KTCT
  • ví dụ minh họa:
  1. Sản xuất hàng hóa là gì? Phân tích điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa? Cho ví dụ minh họa? *Khái niệm sản xuất hàng hóa: +Tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người khác

+Thông qua việc trao đổi mua bán *Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa : a. Phân công lao động xã hội (điều kiện cần)

  • Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn lao động dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Phân công lao động xã hội làm cho mỗi người, mỗi đơn vị sản xuất chỉ làm ra một hay một vài loại sản phẩm nhất định và để thỏa mãn nhu cầu của mình, họ bắt buộc phải trao đổi hàng hóa với nhau.
  • Phân công lao động xã hội làm cho chuyên môn hoá sản xuất, năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều và trao đổi ngày càng phổ biến. b. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hay tính chất tư nhân của quá trình lao động (điều kiện đủ)
  • Điều kiện này làm cho những người sản xuất có sự độc lập nhất định với nhau trong quá trình sản xuất, việc sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào là do cá nhân nhà sản xuất quyết định.
  • Nguyên nhân của sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất qui định, nó làm cho sản phẩm sản xuất ra chịu sự chi phối và sở hữu của nhà sản xuất, do vậy người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi mua bán. Đây là 2 điều kiện cần thiết để sản xuất hàng hóa ra đời, nếu thiếu 1 trong 2 điều kiện thì không xuất hiện sản xuất hàng hóa VD: Người làm chủ có quyền quyết định bán cái gì.
  1. Hàng hóa là gì? Làm rõ hai thuộc tính của hàng hóa? Cho ví dụ minh họa?
  • Khái niệm hàng hoá: Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
  • Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá.
  • Phân tích giá trị sử dụng của hàng hoá.
  • Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
  • Là phạm trù vĩnh viễn.
  • Chỉ được thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng nó.
  • Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người ngày càng phát hiện ra nhiều giá trị sử dụng của hàng hoá.

Thị trường có thể hiểu là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động mua bán giữa người mua và người bán.

  • Vai trò của thị trường :
  • Thị trường thực hiện giá trị hàng hóa, là điều kiện là môi trường cho sx phát triển

  • Thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong XH , tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế

  • Thị trường gắn kết nền kinh tế thành một thể thống nhất , gắn nền kinh tế trong nước với thế giới

  1. Anh (chị) hãy trình bày vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường?
    • Người sản xuất
    • Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
    • Người sản xuất là người sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. +Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản xuất cần phải có trách nhiệm đối với con người, trách nhiệm cung cấp những hàng hóa dịch vụ không làm tổn hại đến sức khởỏe và lợi ích của con người trong xã hội.
    • Người tiêu dùng
    • Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự thành bại của người sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.
    • Người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất. Do đó, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng ngoài việc thỏa mãn nhu cầu của mình, cần phải có trách nhiệm với sự phát triển bền vững của xã hội.
    • Các chủ thể trung gian trong thị trường Hoạt động của các chủ thể trung gian làm tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên ăn khớp với nhau.
    • Nhà nước Trong nền kinh tế thị trường, xét về vai trò kinh tế, nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường

Ví dụ : Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán bao gồm : cá nhân , hộ gia đình , các tổ chức , các quỹ đầu tư , các doanh nghiệp , các công ty bảo hiểm .Tuy nhiên tùy theo đặc điểm mỗi loại thị trường mà mức đọ tham gia của các nhà đầu tư khác nhau. 7. Phân tích hàng hóa sức lao động? Tại sao nói hàng hóa sức lao động là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản? *Phân tích hàng hóa sức lao động:

  • Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong con người và được người đó sử dụng vào sản xuất. -SLĐ là cái có trước, là yếu tố tiềm năng, còn lao động là quá trình sửdụng SLĐ, SLĐ tạo ra những vật có ích, tùy thuộc khả năng từng người.
  • Điều kiện để SLĐ trở thành hàng hóa (2 điều kiện):
  • Người lao động được tự do về thân thể.
  • Người lao động không có đủ các tư liệu sx cần thiết để tự kết hợp vớisức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán. *Nói hàng hóa sức lao động là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn công thức chhung của tư bản vì Là nguồn gốc sinh ra giá trị (GT tăng thêm ), đó là sự chuyển hóa của lao động thành hàng hóa , hàng hóa cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng nhưng hai thuộc tính đó của hàng hóa sức lao động đều tồn tại những khía cạnh khác biệt để có thể khẳng định hàng hóa SLĐ là hàng hóa đặc biệt
  1. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản là gì? Điều kiện để tuần hoàn tư bản diễn ra liên tục? -KN: Là sự vận động của tư bản trải qua 3 giai đoạn lần lượt mang 3 hình thái :
  2. Tiền tệ
  3. Tư bản SX
  4. Tư bản hàng hóa thực hiện 3 chức năng tương đương :
  5. Mua các yếu tố SX: Tư liệu SX, Sức lao động
  6. SX ra hàng hóa và tạo ra giá trị thặng dư
  7. Gía trị và giá trị thặng dư rồi quay về hình thái ban đầu với giá trị ko chỉ được bảo toàn mà còn tăng lên. *Điều kiện
  • về bản chất pp này tạo ra giá trị thặng dư bằng cách tăng cường độ lđộng của công nhân làm thuê
  • pp này chủ yếu được áp dụng trong giai đoạn đầu của CNTB thời kì KH-CN chưa phát triển mạnh
  • Hạn chế +về năng lực thể chất và tinh thần của người lđộng +về ngày lđộng +gây mâu thuẫn trong quan hệ giữa công nhân làm thuê và nhà tư bản
  • pp sx giá trị thặng dư tương đối
  • đây là pp sx giá trị thặng dư bằng cách tăng năng suất lđộng, giảm giá trị sức lđộng, giảm thời gian lđộng tất yếu xuống ngay trong điều kiện độ dài ngày lđộng không đổi, thậm chí có thể rút ngắn
  • về bản chất pp này là áp dụng KH-KT tăng năng suất lđộng. Việc tăng năng suất lđộng làm giảm giá trị sức lđộng, đồng thời cũng làm giảm thời gian lđộng tất yếu
  • pp này được áp dụng trong thời đại mới, gắn liền với các cuộc cách mạng KH- CN hiện đại
  • Ưu điểm:+giải phóng sức lđộng cho người công nhân, tiết kiệm chi phí sx cho nhà TB
  • tăng tỷ suất giá trị thặng dư một cách không giới hạn +xoa dịu mối quan hệ giữa công nhân làm thuê và nhà TB
  • Ví dụ + Tuyệt đối: Ngày lao động là 8h, thời gian lao động tất yếu là 4h, thời gian lao động thặng dư là 4h, m i giờ công nhân tạo ra một giá trị mới là 10 đơn vị thì giá trị thặng dư tuyệt đối là 40 và tỷ suất giá trị thặng dư là m’= 4/40x100% =100%.
  • Tương đối : ngày lao động là 8h và nó được chia thành 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao đọng thặng dư thì tỷ suất giá trị thặng dư là m’= 4/4 x 100% =100%
  1. Phân biệt tích tụ tư bản và tập trung tư bản? Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này? -GIỐNG: Tăng quy mô của tư bản cá biệt. -KHÁC: *Tích tụ tư bản +Nguồn gốc từ giá trị thặng dư. +Tăng quy mô từ bên trong của từng cá thể riêng rẽ

*Tập trung tư bản +Nguồn gốc từ những tư bản cá biệt có sẵn. +Tăng quy mô của cá thể mẹ = cách tập trung nhiều cá thể con *Tác động +Tích tụ tư bản: Tăng quy mô với sức mạnh của tư bản cá biệt => Tăng tốc độ tập trung tư bản. +Tập trung tư bản: Tạo điều kiện bóc lột giá trị thặng dư => Đẩy nhanh tích tụ tư bản. 12. Anh (Chị) hãy làm rõ bản chất của lợi nhuận? Tại sao nói, lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư? Liên hệ thực tế?

  • Khái niệm: Lợi nhuận (p) chính là 1 hình thức biến tướng của m
  • Vì Nếu hàng hoá bán đúng giá trị thì G = K+m sẽ chuyển hoá thành G = K+p. lợi nhuận là do toàn bộ tư bản ứng trước tạo ra. tạo ra. Vì vậy, lợi nhuận là hình thức biến tớng của giá trị thặng
  • Bản chất của lợi nhuận (p):
  • Lợi nhuận là phần còn lại sau khi lấy giá cả hàng hóa trừ đi chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (W (G) = c+v+m = k+p => p = W(G) - k
  • Về thực chất, lợi nhuận là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị thặng dư.
  • Sự phân chi giá trị thặng dư giữa các hình thái tư bản xã hội tạo nên những hình thức tồn tại và tên gọi tương ứng của lợi nhuận.
  • Lợi nhuận là con đẻ của chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
  • Lợi nhuận có mối quan hệ với giá cả hàng hóa.
  • Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư:
  • Lợi nhận trong nền kinh tế có mối quan hệ với giá cả và tiền tệ nên không thể hiện rõ bản chất kinh tế của nó.
  • Lợi nhuận được cho là con đẻ của toàn bộ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa bao gồm cả tư liệu sản xuất và sức lao động nên đã che giấu nguồn gốc của nó chính là kết quả của sức lao động bị bóc lột của công nhân.
  • Trong nền kinh tế thị trường giá trị thặng dư bị phân chia bởi các bộ phận tư bản xã hội, nên khó nhận ra lợi nhuận chính là giá trị thặng dư.
  • Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà TB phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy để chiến thắng trong cạnh tranh
  • Khủng hoảng KT làm hàng loạt xí nghiệp vừa, nhỏ phá sản, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung tư bản Vd như cuộc khủng hoảng 2008 nhiều DN phá sản
  • Sự phát triển hệ thống tín dụng
  • TBCN trở thành đòn bẩy thúc đẩy tập trung sx tạo tiền đề ra đời các tổ chức ĐQ VD như HSBC...
  1. Anh (chị) hãy trình những biểu hiện chủ yếu của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản? Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế. Nhà nước sẽ kiểm soát , can thiệp hoạt động kinh tế, thương mại ... *Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản +Nhà tư bản độc quyền thâm nhập vào bộ máy nhà nước +Nhân viên các cấp nhà nước thâm nhập vào công ty tư bản độc quyền *Sự hình thành và phát triển của sở hữu tư bản độc quyền nhà nước +Xây dựng doanh nghiệp nhà nước = vốn của ngân sách +Quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân = cách mua lại +Nhà nước mua cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân +Mở rộng doanh nghiệp nhà nước = vốn tích lũy của doanh nghiệp tư nhân *Sự điều tiết Kinh tế của các nhà nước tư sản +Hệ thống điều chỉnh KT của nhà nước tư sản là hệ thống dung hợp ưu điểm của 3 cơ chế :
  2. Thị trường
  3. Độc quyền
  4. Điều tiết của nhà nước Phát huy mặt tích cực, Hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế. +Nhưng xét về bản chất thì hệ thống điều chỉnh này phục vụ cho chủ nghĩa tư bản

độc quyền nhà nước. 16. Anh (chị) hãy phân tích vai trò và hạn chế của chủ nghĩa tư bản? Cho ví dụ minh họa.

  • CNTB là một hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận
  • Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội:
  • Vai trò tích cực :
  • Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng.
  • Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại.
  • Thực hiện xã hội hóa sản xuất.
  • Hạn chế:
  • Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản, không phải vì lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân lao động một cách tự giác.
  • Trong quá trình công nghiệp hoá và chạy đua vũ trang, CNTB là thủ phạm chính làm cho môi trường ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên.
  • Chủ nghĩa tư bản là một trong những nguyên nhân châm ngòi của hầu hết các cuộc chiến tranh trên thế giới.
  • Sự phân hóa giàu nghèo gay gắt ở chính ngay trong lòng các nước tư bản và có xu hướng ngày càng sâu sắc. Giới hạn lịch sử của CNTB bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của CNTB là mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất. Mặc dù ngày nay CNTB đã có sự điều chỉnh để thích nghi nhưng không thể khắc phục được. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại vĩnh viễn, mà phát triển đến một trình độ nhất định tất yếu sẽ bị thay thế bởi một hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn - hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
  1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì? Phân tích tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
    • Khái niệm: KT thị trường định hướng XHCN là nền KT vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập 1 XH mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do ĐCS VN lãnh đạo.
    • Tính tất yếu khách quan của việc phát triển KT thị trường định hướng XHCN ở VN:
  • Do hệ thống thể chế KTTT định hướng XHCN còn kém hiệu lực, hiệu quả, thiếu các yếu tố thị trường và các loại thị trường nên cần phải bổ sung hoàn thiện.

  1. Lợi ích kinh tế là gì? Làm rõ vai trò của lợi ích kinh tế? Liên hệ thực tế?
    • Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này được nhận thức và đặt trong mối quan hệ XH ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sx XH
  • Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của con người
  • Vai trò:
  • Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế XH
  • Con người tiến hành các hoạt động kinh tế trước hết là để thỏa mãn các nhu cầu vật chất, nâng cao phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của mình.
  • Về khía cạnh kinh tế, tất cả các chủ thể kinh tế đều hành động trước hết vì lợi ích kinh tế của mình
  • Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác: chính trị, văn hóa, XH,...
  • Xét cho cùng thì vấn đề kinh tế là cơ sở hình thành của mọi lĩnh vực trong đời sống của xã hội lào người, vì vậy nếu lợi ích kinh tế được đảm bảo thì lợi ích ở các lĩnh vực khác cũng sẽ vì thế mà phát triển.
  1. Phân tích vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích? Cho ví dụ minh họa. KN: Hài hòa các lợi ích kinh tế là sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích kinh tế của các chủ thể, trong đó mặt mâu thuẫn được hạn chế, trách được va chạm, xung đột; mặt thống nhất được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó tạo động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế, góp phần thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích xã hội. Vai trò:
  • Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể KT:

    • Giữ vững ổn định về chính trị
    • Xây dựng được môi trường pháp luật thông thoáng, bảo vệ được lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước
    • Xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế
    • Tạo lập môi trường văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội
    • Nhà nước cần có các chính sách, trước hết là chính sách phân phối thu nhập nhằm bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế
    • Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ để nâng cao thu nhập cho các chủ thể kinh tế
  • VD - Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển XH

  • Nhà nước phải tích cực, chủ động thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập.
  • Để chống mọi hình thức thu nhập bất hợp pháp, trước hết phải có bộ máy nhà nước liêm chính, có hiệu lực
  • Nhà nước phải kiểm soát được thu nhập của công dân, trước hết là thu nhập của cán bộ, công chức nhà nước
  1. Phân tích tính tất yếu khách quan của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam? Cho ví dụ minh họa. *Khái niệm: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất và kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sản sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao *Tính tất yếu khách quan của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều phải trải qua dù ở các quốc gia phát triển sớm hay các quốc gia đi sau.
  • Với các nước có nền KT kém phát triển quá độ lên CNXH, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho CNXH phải thực hiện từ đầu thông qua CNH, HĐH
  • CNH, HĐH là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta lực chọn; là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt TKQĐ lên CNXH
  1. Phân tích tác động của cách mạng khoa học công nghệ đối với sự phát triển của các quốc gia trong gia trong thời đại ngày nay? Liên hệ Việt Nam?
  • Khái niệm: CMKHCN là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát
  • Toàn cầu hóa kinh tế lôi kéo tất cả các quốc gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối quan hệ kinh tế hình thành, khiến cho các kinh tế của một quốc gia trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế thế giới
    • Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các yếu tố sx được lưu thông trên phạm vi toàn cầu, do đó nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sx trong nước.
  • Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để giải quyết các vấn đề toàn cầu, biến đổi khí hậu, dịch bệnh,...
    • Hội nhập kinh tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước nhất là các nước đang phát triển
    • Đối với các nước đang phát triển và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như: Vốn, khao học và công nghệ, kinh nghiệm phát triển kinh tế.
    • Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để các nước đang phát triển và kém phát triển có thể đi tắt, đón đầu, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến.
    • Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
    • CNTB phát triển cũng thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa
  1. Phân tích tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của Việt Nam? Cho ví dụ minh họa.
  • Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
  • Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu KHCN, vốn, dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong nước
  • Hội nhập kinh tế quốc tế mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế của nước ta trong phân công lao động quốc tế phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

    • Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý và hiệu quả hơn. +Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế
    • Hội nhập kinh tế quốc tế cải thiện nhu cầu tiêu dùng trong nước, người dân được hưởng thụ các sp hàng hóa, dịch vụ đa dạng; được giao lưu với thế giới, đồng thời mở ra nhiều cơ hội việc làm cả ở trong và ngoài nước
  • Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hinh và xu thế phát triển của thế giới, từ đó đề ra những chiến lược cụ thể.

  • Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
  • Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học – công nghệ quốc gia.
  • Hội nhập kinh tế đẩy mạnh hợp tác về giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học với nước ngoài, nâng cao khả năng tiêp thu công nghệ mới.
  • Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài giúp chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
  • Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập các lĩnh vực VH,CT,củng cố ANQP
  • Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện cho việc tiếp thu những giá trị tiên tiến, tốt đẹp của thế giới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc.
  • Hội nhập kinh tế quốc tế tất yếu tác động mạnh đến chính trị, tạo điều kiện cho cải cách toàn diện, hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng mồn XH mở, dân chủ, văn minh. Hội nhập với thế giới cũng nâng cao vị thế, năng lực của hệ thống chính trị.
  • Hội nhập kinh tế tạo điều kiện để mỗi quốc gia tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, nâng cao vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của của quốc gia trên thế giới +Hội nhập kinh tế tạo giúp đảm bảo ANQP, duy trì hòa bình, ổn định khu vực và quốc tế để tập trung phát triển kinh tế XH, đồng thời mở ra khả năng phối hợp giải quyết các vấn đề: bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, chống tội phạm xuyên quốc gia, chống buôn lậu,...
  • Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế
  • Hội nhập kinh tế quốc tế gia tăng sức ép cạnh tranh cho nền kinh tế cả trên trường quốc tế và trong nước
  • Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của kinh tế, chính trị thế giới.
  • Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng về lợi ích, và rủ ro cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển và kém phát triển; gia tăng khoảng cách giàu nghèo và phân hóa xã hội.
  • Trong quá trình hội nhập kinh tế, các nước đang phát triển và kém phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế bị động theo hướng bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp.
  • Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra thách thức đối với hệ thống chính trị, an ninh quốc phòng